Kiến trúc sư và định hướng nghề kiến trúc

CHUYÊN GIA KIẾN TRÚC SƯ VÀ CÔNG VIỆC CỦA CHUYÊN GIA KIẾN TRÚC về BẢN VẼ thiết kế KIẾN TRÚC XÂY DỰNG

Tại Việt Nam, chuyên gia Kiến trúc sư được đào tạo kiến thức có thể làm rất nhiều vai trò công việc liên quan.
Các kiến thức trong trường lớp là nền tảng để thực hiện các công tác nghề nghiệp chuyên gia kiến trúc sư như:
Thiết kế kiến trúc, quy hoạch.
Công tác kỹ thuật trong ngành xây dựng, giám sát, triển khai…
Quản lý thiết kế, quản lý kỹ thuật, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng…
Nghiên cứu hoặc đào tạo kiến trúc.

Với rất nhiều loại hình lĩnh vực từ:
Công ty tư vấn thiết kế.
Nhà thầu, Nhà cung cấp,
Đơn vị chủ đầu tư, công ty phát triển dự án xây dựng.
Đơn vị quản lý nhà nước…
Đơn vị giáo dục, trung tâm công nghệ…

Quá trình phát triển nghề nghiệp Kiến trúc cũng có hành trình từ thấp lên cao theo từng nấc và yêu cầu kỹ năng tương ứng,
Từ cấp Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia kiến trúc, quản lý, điều hành, giám đốc.

Tương tự nhìn rộng ra trên thế giới đang định nghĩa Kiến trúc sư như thế nào?
Bài viết đưới đây không chỉ cung cấp thông tin hình dung tổng thể về Kiến trúc sư là ai.
Mà còn mô tả lộ trình nghề nghiệp, các chức danh và yêu cầu của từng vị trí công việc như thế nào để người đọc có cái nhìn tổng quát hơn.

CHUYÊN GIA KIẾN TRÚC SƯ LÀ AI:

Trước tiên mình sẽ tạm không khái niệm hoặc định nghĩa Kiến trúc sư là người có chuyên môn kỹ thuật và thẩm mỹ cao, thực hiện kiến tạo không gian/ công trình với cấu trúc mới lạ và đẹp mắt.
… hoặc là các khái niệm tương tự như vậy cần được loại trừ.
Theo cá nhân mình, các khái niệm/ định nghĩa Kiến trúc sư như vậy vô tình làm giới hạn và “gò” ý niệm về Kiến trúc sư giống như những người “Vẽ vời công trình”, mà không tập trung vào tính chất và khả năng công việc của kiến trúc sư.

Tham khảo mở rộng trên thế giới, chức danh Kiến trúc sư thường được dùng để mô tả người thiết kế các cấu trúc, tổ chức… trong cả các ngành nghề như Công nghệ thông tin (IT), Kinh doanh…
Ví dụ cụ thể như trong IT các định nghĩa:
Computer Architecture: Kiến trúc máy tính là tổ chức cơ cấu của các thành phần (phần mềm / phần cứng) tạo nên một hệ thống máy tính và ý nghĩa của các hoạt động hướng dẫn chức năng của nó. Kiến trúc máy tính xác định quy tắc mà một hệ thống máy tính thực hiện và vận hành (đáp ứng chức năng hoặc mục tiêu nhất định).
IT Architect: Kiến trúc sư CNTT là một chuyên gia đưa ra các giải pháp cấp cao cho các ứng dụng hệ thống, cơ sở hạ tầng, cấu trúc máy tính hoặc toàn bộ hệ thống CNTT của tổ chức. Họ phát triển các dịch vụ và giải pháp CNTT cho các công ty và tổ chức, đồng thời thường thiết kế và quản lý thông tin liên lạc, bảo mật, kết nối mạng, lưu trữ, v.v.
IT Architects bao gồm các chức danh như: Domain Architects, Enterprise Architects, Security Architects, Solutions Architects.

Trong Kinh doanh:
Business Architecture: Kiến trúc kinh doanh là mô hình/ cơ cấu hệ thống kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp. bao gồm Cơ cấu quản trị (governance structure), quy trình kinh doanh (business processes), thông tin thương mại (business information). Kiến trúc kinh doanh tập trung vào các khuôn khổ động lực, hoạt động thương mại và tác động tới tổ chức.
Business Architect: Kiến trúc sư kinh tế là người thiết kế, tổ chức cấu trúc kinh doanh (mô hình kinh doanh) của một doanh nghiệp. bao gồm vệc xác định, đánh giá cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, tác động rủi ro… Kiến trúc sư kinh tế đóng vai trò cấp cao trong phát triển/ tái cấu trúc mô hình kinh doanh để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức/ doanh nghiệp.

Tổng hợp lại thì khái niệm CHUYÊN GIA Kiến trúc sư là người thực hiện cấu trúc thượng tầng cho đối tượng nhất định, là người định hình và xác định tính chất tương tác, luồng thông tin, cách vận hành… của đối tượng đó nhằm đáp ứng mục tiêu xác định được yêu cầu.
Thông thường là yêu cầu phối kết hợp cấu trúc về mặt thẫm mỹ và công năng để tạo hình không gian nhất định như: không gian đô thị, không gian công trình, không gian cảnh quan, không gian nội thất…

Với vai trò như trên thì Kiến trúc sư cần được đào tạo các kiến thức và kỹ năng tổng quát nhiều hơn là các kỹ thuật chi tiết.
Cũng như các Kiến trúc sư công trình cần tổ chức đời sống như thế nào quan trọng hơn rất nhiều kỹ năng vẽ không gian ưa nhìn.

Trong phạm vi bài viết & kiến thức mình chỉ khai thác về Kiến trúc sư xây dựng (Quy hoạch/ công trình).

Thực tiễn hành nghề KTS sẽ cần phối hợp nhiều kỹ năng để giải quyết công việc chuyên môn.
Có 3 nhóm tố chất / năng lực cốt lõi mà một KTS ngành Xây dựng tập trung chuyên sâu:
– Ý tưởng thiết kế.
– Kỹ thuật triển khai xây dựng.
– Quản lý thông tin, điều hành xây dựng.
Mỗi người mạnh 1 hoặc 2 tố chất này. Việc tập trung vào các thế mạnh của mình sẽ hình thành chuyên môn và con đường sự ghiệp của mỗi người.

LỘ TRÌNH NGHỀ NGHIỆP CỦA KIẾN TRÚC SƯ:

Các cấp bậc chức danh trong một đơn vị hành nghề kiến trúc hoặc các đơn vị liên quan được tổ chức từ thấp lên cao.
Có các yêu cầu về nhiệm vụ và kỹ năng khác nhau để đảm bảo xử lý công việc tại vị trí cần thiết.
Từ 3 nhóm phân cấp như dưới đây:

Cấp nhân viên: Nhân viên, chuyên viên, chuyên gia kiến trúc.
Là cấp nghề nghiệp cơ bản, yêu cầu kỹ năng chuyên môn và hành nghề.
Chức năng: thực hiện kỹ thuật, theo dõi, báo cáo…

Cấp trung: Quản lý, trưởng phòng, Chuyên gia cao cấp, tư vấn…
Là cấp nghề nghiệp chuyên sâu hoặc nâng cao.
Nếu là hướng chuyên gia kiến trúc cần yêu cầu chuyên môn đặc biệt cao, có khả năng quản lý công việc.
Nếu là hướng quản lý thì cần có kỹ năng quản lý nhân sự và quản lý công việc.
Chức năng: Quản lý sử dụng nguồn lực được giao để hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp được chỉ định.

Cấp cao: Trưởng bộ phận, Giám đốc, Cố vấn…
Ngoài yêu cầu về quản lý, đối với cấp giám đốc cần có các yêu cầu về quản trị tổng thể, tầm nhìn vĩ mô…
Với vị trí cấp cao này họ hầu như không liên quan đến chuyên môn mà làm công tác tổ chức để dẫn dắt tổ chức.
Các kỹ năng cấp cao này hiện tại mình chưa đủ tầm nghiên cứu đến (sẽ cập nhật sau).
Chức năng: Tạo và dẫn dắt tổ chức hoàn thành mục tiêu.
Với các nhiệm vụ: Lãnh Đạo – Tổ Chức – Lập Kế Hoạch – Kiểm Soát – Quyết Định – Đổi Mới và Sáng Tạo – Quản Lý Rủi Ro.

Về cơ bản thì gốc khởi đểm công việc khi mới ra trường đối với các kiến trúc sư là tương đồng nhau,
Khi phát triển đến mức trung cấp thì phân hoá thành 2 nhánh: Chuyên gia kiến trúc sư cao cấp hoặc Quản lý quản trị tổ chức.
Xem thêm về Vai trò của Quản lý thiết kế trong dự án Xây dựng.
Càng lên cấp cao thì sự phân nhánh này càng rõ.
Cố vấn là người tường tận chuyên môn còn Giám đốc hầu như không còn đụng đến chuyên môn nữa.

Đối với hình dung này, Mình hy vọng bạn có thể dựa vào kỹ năng thế mạnh của mình để hình dung bạn sẽ là ai trong 10 năm nữa.
Khi các bạn hiểu vị trí của mình hiện tại, mong muốn vị trí tiếp theo và biết cần chuẩn bị gì để đi được đến đó.
Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp.

⤴️ CHIA SẺ & PHÁT TRIỂN 👍

CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC Ý KIẾN & CHIA SẺ HỮU ÍCH CỦA BẠN

Để lại một bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Ý nghĩa cuộc sống | Từ tài sản đến di sản

Câu hỏi lớn về ý nghĩa của cuộc sống: Chúng ta mưu cầu hạnh phúc [...]

Câu chuyện kinh doanh | Khởi nghiệp hay Lập nghiệp

Định nghĩa kinh doanh Khởi nghiệp hay Lập nghiệp có khá nhiều ý kiến và [...]

Câu chuyện kiến tạo | tương lai xe điện

Xe điện (có thể) không phải là công nghệ di chuyển tương lai. Nhưng chắc [...]

Công việc từ xa và cơ hội kiến trúc sư làm việc từ xa.

Tiềm năng của kiến trúc sư làm việc từ xa: Kể từ khi COVID-19 xuất [...]

(AI) Trí tuệ nhân tạo và thiết kế kiến trúc

Cùng với sự ra mắt của bom tấn AI trên vai người khổng lồ công [...]

Kiến trúc sư làm việc từ xa

Việc làm Kiến trúc sư làm việc từ xa không còn lạ lẫm trong thị [...]

Mô hình phát triển dự án xây dựng đáp ứng sản phẩm thị trường

Khi bạn sản xuất một sản phẩm thương mại dù là: một cái áo, điện [...]

Thiết kế Kiến trúc của thành phố tương lai mang bản sắc và giá trị cộng đồng.

Nghĩ về thành phố tương lai. Trong bối cảnh các thành phố lớn phát triển [...]

Câu chuyện khởi nghiệp thú vị của Startup Lưu Bang

Dạo gần đây có thời gian rảnh nên mình luyện phim sử Trung Quốc. Thấy [...]

Vai trò của Quản lý thiết kế trong dự án Xây dựng

Quá trình xây dựng những dự án quy mô lớn là tổ hợp các công [...]

2 Các bình luận

Kiến trúc từ góc nhìn điện ảnh.

Kiến trúc bắt đầu từ những ý tưởng, những định hình tương lai về cuộc [...]

Xu hướng đô thị cao tầng và tác động môi trường

Theo một nghiên cứu mới nhất, một khu dân cư sống trong tòa nhà cao [...]

2 Các bình luận

Bài viết mới cập nhật

Danh ngôn ý nghĩa cuộc sống

Góc sưu tầm những danh ngôn hay về ý nghĩa cuộc sống: Hạnh phúc – [...]

Xu hướng BĐS đô thị 2025-2030

Xu hướng BĐS đô thị? Trước tiên, Mình không phải là chuyên gia thị trường [...]

Quan điểm và góc nhìn | Tui.

Dưới đây là Một số quan điểm và góc nhìn cá nhân, không có Chủ [...]

1 Các bình luận

Danh ngôn về kinh doanh

Góc sưu tầm góp những danh ngôn về kinh doanh hay & ý nghĩa. Bài [...]

Khương Tử Nha Câu cá và câu chuyện Marketing du kích.

Khương Tử Nha là nhân vật lịch sử nổi tiếng với điển tích Câu cá [...]

Góc nhìn | Vai trò lãnh đạo và quản lý trong công ty

Về vai trò lãnh đạo và quản lý trong công ty hoặc doanh nghiệp thì [...]