Quy trình quản lý thiết kế xây dựng
Bài viết dưới đây chia sẻ góc nhìn về Quy trình quản lý thiết kế xây dựng và Cách định hướng quy trình sao cho phù hợp với dự án. Khi xây dựng quy trình quản lý thiết kế cần dựa vào thực tế triển khai dự án và cơ cấu tổ chức của đơn vị phát triển dự án để xác định các bước trong quy trình quản lý phù hợp. Sự phối hợp giữa các phòng ban, các bộ môn quyết định rất nhiều đến lưu đồ thiết kế. Việc xác định các nội dung không cần "chuẩn hoá" cũng quan trọng như việc chuẩn hoá quy trình vậy. [...]
Th4
Mô hình phát triển dự án xây dựng đáp ứng sản phẩm thị trường
Khi bạn sản xuất một sản phẩm thương mại dù là: một cái áo, điện thoại, công trình nhà cửa hay du thuyền... thì sản phẩm đó đều có chung điểm cốt lõi là "sản phẩm để bán hàng". Sản phẩm đó khi bán ra thị trường đều cần đáp ứng các yêu cầu và quy tắc của thị trường. Việc quản lý thiết kế kiến trúc trong dự án xây dựng không chỉ là đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu thị trường đã được xác định trong nhiệm vụ thiết kế, mà còn là việc tối ưu sản phẩm để khai thác tối đa ưu điểm bán hàng của sản phẩm. [...]
Th11
[Sổ tay thiết kế | 02] Những lưu ý khi thiết kế dự án thấp tầng
Dự án xây dựng thấp tầng bao gồm khu dân cư hoặc dự án resort nghỉ dưỡng … Dựa trên các sai sót thường gặp trong quá trình thiết kế dự án thấp tầng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành. Bài viết dưới đây cung cấp những yêu cầu cần thiết cơ bản, cần lưu ý khí thiết kế dưán/ công trình thấp tầng. Nội dung tập trung vào các vấn đề tổng mặt bằng QH & kiến trúc, chưa bao gồm MEP, hạ tầng và kết cấu. Thông tin tham khảo tại thời điểm đăng tải năm 2021, sau thời gian này có thể cần cập nhật bổ sung để phù hợp với quy định mới nếu có. [...]
1 Các bình luận
Th12
Vai trò của Quản lý thiết kế trong dự án Xây dựng
Quá trình xây dựng những dự án quy mô lớn là tổ hợp các công việc phức tạp được kiểm soát bởi hệ thống quản lý xây dựng chặt chẽ. Quản lý thiết kế kiến trúc ngoài việc kiểm soát thiết kế còn phải làm công tác điều phối, hỗ trợ các phòng ban khác để định hình, định hướng thiết kế một cách đồng bộ & hiệu quả. Quá trình dự án phát triển trải qua nhiều giai đoạn, thiết kế cũng có sự cập nhật thường xuyên nên cần được phát hành và đồng bộ giữa các phòng ban, tránh các sai khác thông tin thiết kế. Ngoài ra, xuyên suốt hoạt động của dự án xây dựng, việc tạo động lực, gắn kết đội nhóm, phát triển tổ chức hiệu quả dự án cũng là hoạt động mà quản lý thiết kế cần đóng vai trò chủ chốt với đội [...]
2 Các bình luận
Th12
[Sổ tay thiết kế | 01] Những lưu ý khi thiết kế chung cư cao tầng
Dựa trên các sai sót thường gặp trong quá trình thiết kế chung cư cao tầng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành. Bài viết dưới đây cung cấp những yêu cầu cần thiết cơ bản, cần lưu ý khí thiết kế chung cư cao tầng. Nội dung tập trung vào các vấn đề kiến trúc, chưa bao gồm MEP và kết cấu. Thông tin tham khảo tại thời điểm đăng tải năm 2021, sau thời gian này có thể cần cập nhật bổ sung để phù hợp với quy định mới nếu có. [...]
2 Các bình luận
Th11
Thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình
Quá trình nghiên cứu phương án thiết kế nhà cao tầng thường được quyết định bởi tầng điển hình. 3 mặt bằng điển hình bao gồm: Tầng hầm – Khối đế (dịch vụ) – Khối cao tầng (mặt bằng căn hộ điển hình), khi được nghiên cứu thiết kế tốt về công năng, lưới cột, hệ thống kỹ thuật thì có thể dẫn dắt các thiết kế còn lại của dự án thành công, hạn chế xung đột và rủi ro phát sinh khi triển khai xây dựng. Khi nghiên cứu lưới cột tầng căn hộ cần lưu ý ảnh hưởng của hệ cột xuống khối đế/ tầng hầm/ tầng dịch vụ. Hệ thống kỹ thuật MEP bố trí gom và ngắn nhất, tránh chồng chéo. Đảm bảo yêu cầu PCCC... [...]
1 Các bình luận
Th10
Nhiệm vụ thiết kế dự án xây dựng
Nhiệm vụ thiết kế là “kim chỉ Nam” định hướng thiết kế của dự án. kim chỉ Nam nếu chỉ sai hướng thì toàn bộ dự án sẽ… đi về nơi xa. kim chỉ Nam nếu chỉ quá nhiều hướng thì dự án sẽ đi lòng vòng. Kim chỉ Nam nếu không tôn trọng vị thế và năng lực nội tại dự án sẽ không thể đi xa. Một nhiệm vụ thiết kế tốt và phù hợp là được định hướng mục tiêu rõ ràng, các yêu cầu cụ thể. Phân định được các đầu mục cần tối thiểu và mong đợi tối đa, dựa trên vị thế và năng lực nội tại dự án. Và phù hợp định hướng kinh doanh cũng như hiệu quả vận hành. Tạo được cơ sở cho việc quản lý thiết kế hiệu quả. [...]
2 Các bình luận
Th10
Hệ thống quản lý thông tin thiết kế xây dựng
Quá trình phát triển dự án xây dựng, thông tin thiết kế cập nhật liên tục, nên việc quan trọng nhất là việc phát hành đúng thông tin và cập nhật đồng bộ đến các phòng ban triển khai. Để giảm thiểu rủi ro này cần một hệ thống dữ liệu thiết kế đơn giản, thông minh, dễ dàng cập nhật truy xuất thông tin thiết kế cập nhật gần nhất. Một hệ thống làm việc chung hiệu quả khi mọi thanh viên tương tác trực tiếp trên hệ thống. Thông tin cập nhật đồng bộ và duy nhất. [...]
Th9
Quan điểm hành nghề quản lý thiết kế dự án xây dựng
Phát triển dự án thiết kế xây dựng đôi khi như là trồng cây ăn trái. Cần phải hiểu rõ đặc tính sinh trưởng và ươm dưỡng tạo điều kiện để tự cây phát triển tốt nhất. | Quả ngọt cần rễ tốt. Mỗi dự án phát triển trong bối cảnh khác nhau, địa phương phác nhau, thị trường khác nhau, đơn vị phát triển khác nhau, Cơ cấu tổ chức & năng lực đội ngũ khác nhau nên ít nhiều quá trình vận hành dự án cũng khác nhau. Việc vận dụng đúng kiến thức, không rập khuôn theo lối mòn và không chủ quan duy ý chí là rất quan trọng. [...]
Th9
Ý nghĩa nhân văn từ cây thốt nốt
Ai đã từng trồng cây Thốt nốt, chắn chắn là người hiểu thấu đạo lý làm người. Cây Thốt nốt được gọi là cây trồng cho... đời sau. Cây lớn từ 15~20 năm mới đạt tuổi trưởng thành để bắt đầu thu hoạch. Đâu đó đã tương đương 1/3 đời người. Người muốn mai sau được bóng cả mới gieo hạt sớm. Người vì muốn con cháu mình hưởng thành quả mới trồng cây Thốt nốt này. Trên con đường tìm kiếm thành tựu bản thân, rất nhiều khó khăn & thử thách. Chúng ta đã - đang - sẽ làm rất nhiều điều cho bản thân, cho gia đình và xã hội như thế. [...]
1 Các bình luận
Th9