Dựa trên các sai sót thường gặp trong quá trình thiết kế chung cư cao tầng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành.
Bài viết dưới đây cung cấp những yêu cầu cần thiết cơ bản, cần lưu ý khí thiết kế chung cư cao tầng.
Nội dung tập trung vào các vấn đề kiến trúc, chưa bao gồm MEP và kết cấu.
Thông tin tham khảo tại thời điểm đăng tải năm 2022, sau thời gian này có thể cần cập nhật bổ sung để phù hợp với quy định mới nếu có.
1. Các yêu cầu phòng cháy chữa cháy thiết kế chung cư:
Đường xe chữa cháy: Không nhỏ hơn 4m cho mỗi làn xe. Bán kính quay xe (bán kính trong) >=6m
Chiều cao khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,25m.
Lối tiếp cận cho xe chữa cháy: Đối với những ngôi nhà có diện tích xây dựng từ 10.000m2 trở lên hoặc rộng trên 100m thì phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.
Công trình phải đảm bảo đường cho các xe chữa cháy tiếp cận, đường và bãi đỗ xe cho xe thang hoặc xe có cần nâng để có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà cho phép từ 5m->8m đối với nhà cao đến 10 tầng và từ 8m -> đến 10m đối với nhà cao trên 10 tầng, trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.
Bố trí các thang bộ thoát hiểm chung cư: Khi thiết kế chung cư có từ 2 thang bộ trở lên thì các thang này phải được bố trí phân tán theo khoảng cách tối thiểu.
Khi thiết kế chung cư cao tầng, Bố trí thang thoát nạn phải đúng khoảng cách xa nhất theo quy định: khoảng cách từ cửa căn hộ đến thang là 25m, khoảng cách 2 thang là 40m. Khoảng cách từ người đúng tại vị trí góc trong tầng hầm đến thang là 20m.
Buồng thang thoát nạn chung cư: Xác định theo tính toán nhưng không ít hơn 2. Buồng thang thoát nạn là buồng thang không nhiễm khói N1, N2, N3. Trong đó số buồng thang N1 không ít hơn 50%.
Nhà có cao độ <= 125m : cho phép dùng 1 buồng thang bộ N2, các thang còn lại là N1. Đối với nhà > 125m: tất cả các thang bộ còn lại là N1
N1 là buồng thang có lối vào đi qua một khoảng thông thoáng với không khí bên ngoài nhà, N2 và N3 đều là các buồng thang có áp, thang N3 lối vào từ mỗi tầng đi qua khoang đệm.
Gian lánh nạn chung cư: Toà Nhà cao trên 100m phải bố trí gian lánh nạn. Gian lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Được phép kết hợp tầng kỹ thuật làm tầng lánh nạn Định mức 0,5m2/người,chứa được ít nhất lượng người của 03 tầng.
Khoảng cách từ cửa ra vào căn hộ đến lối thoát nạn: <20m nếu cửa căn hộ mở ra hành lang cụt.
<40m khi căn hộ mở ra hành lang nằm giữa hai buồng thang.
Ngăn cháy cho các hành lang: Có giải pháp phân chia hành lang các tầng bố trí làm căn hộ của các khối nhà thành đoạn có chiều dài không vượt quá 60m bằng các vách chống cháy.
02: Yêu cầu kiến trúc chung cư:
Thiết kế chung cư cao tầng ngoài việc thiết kế phòng ở / căn hộ cần lưu ý các yêu cầu về cơ sở hạ tầng chung cư như:
Chổ để xe chung cư: 100m2/ diện tích sử dụng căn hộ phải có tối thiểu 20m2 chổ để xe ( kể cả đường nội bộ trong nhà xe) bố trí trong khuôn viên đất xd chung cư
– Cho phép bố trí một phần hoặc toàn bộ diện tích chổ đỗ xe bên ngoài khuôn viên đất xây dựng của chung cư với điều kiện phần đất bên ngoài này phải nằm trong dự án được duyệt
– Đối với chung cư sử dụng gara cơ khí hoặc tự động thì cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ phải có tối thiểu 12m2 chổ để xe ( diện tích đường ra vào nhà xe đươc tính riêng)
Car Lots: 2.3min x 5.0 m . Motor Lots: 0.8 min x 2.0 m
Bãi xe người tàn tật: 3.5 x 5.0m Chung cư : bố trí bãi xe người tàn tật chiếm 2% .
Nên bố trí gần lối vào sảnh thang máy, bố trí ở hầm 01.
Độ dốc đường gara ô tô: Độ dốc của các đường dốc thẳng, có mái che<18%
– Độ dốc đường dốc cong , có mái che <13%
– Độ đốc của đường dốc hở (không mái che) <10%
Chiều rộng ram :
2 chiều : Ram thẳng 6m. Ram cong 6.5m.
1 chiều : Ram thẳng 3.5m. Ram cong 4.0m
Thông thủy ram dốc≥ 2.2m
Thông thủy Hầm: Không nhỏ hơn 2.2m
Trong trường hợp hầm sử dụng làm DV-TM thì chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 3m.
Mái đón: Thông thủy >4.25 m nếu khu vực có đường xe chữa cháy.
Thang máy chung cư: Khối nhà có từ 2 thang máy trở lên tối thiểu phải có 1 thang chuyên dụng vận chuyển băng ca cấp cứu. Cabin thang máy chở băng ca phải có kích thước tối thiểu 1,6m x 2,1m
Nhà chung cư nằm trong tòa nhà nhiều chức năng >50m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu 1 thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy.
Chiều dài hành trình thang > 11m phải có cửa mở ( cho bảo trì). Ví dụ thang cư dân đi ngang khối đế là văn phòng.
Hố pit : chừa độ sâu max khi chưa có nhà thầu. Thông thường 2.2-2.4m.
Phòng máy : chiều cao lọt lòng min 2.5m.
Cửa thang máy : nếu cửa 900×2100 >> lổ mở kết cấu 1000×2200
(chừa 50mm cho ốp đá hoàn thiện).
Cần kiểm tra lại Overhead & phòng máy kỹ thuật.
Chiều rộng hành lang: Tối thiểu1,4m nếu hành lang có chiều dài nhỏ hơn 40m
1,6m nếu chiều dài hành lang dài hơn 40m. Nên làm từ 1,6~1,8m.
Phòng tập trung rác: Phòng thu rác chung của các khối nhà phải đặt lại tầng 1 và có lối đi riêng.
Phòng thu rác: Các buồng có chứa ống đổ rác hoặc để chứa rác phải đảm bảo có lối vào qua một khoảng thông thoáng bên ngoài nhà hoặc qua một khoang đệm ngăn cháy được thông gió tự nhiên. Trường hợp thông gió cưỡng bức cho khoang đệm thì cần phải cung cấp giải pháp.
Không bố trí buồng thu rác trong phòng đệm của cầu thang thoát nạn.
Vệ sinh công cộng cho người khuyết tật (tối thiểu 1 phòng): Chiều cao lắp đặt :
Lavabo : H=750mm. Tiểu treo : H =400mm
Thông thủy xe lăn 1.4×1.4m.
Khoảng cách giữa 2 toà tháp chung cư:
Khoảng cách giữa 2 toà tháp là vấn đề quan trọng nhưng khá phức tạp khi áp dụng thiết kế chung cư cao tầng do sự đa dạng cấu trúc chung cư khác biệt.
Có nhiều quy định chung cần làm rõ đối với vài trường hợp cá biệt khi áp dụng từ công trình thực tế cụ thể.
Trường hợp thiết kế chung cư có chiều cao toà nhà <46m thì Khoảng cách giữa 2 cạnh dài tháp chung cư lớn hơn hoặc bằng 1/2 chiều cao toà nhà nhưng không nhỏ hơn 7m.
Khoảng cách giữa cạnh đầu hồi và toà nhà khác lớn hơn hoặc bằng 1/3 chiều cao toà nhà nhưng không nhỏ hơn 4m.
Trường hợp chiều cao toà nhà >=46m thì Khoảng cách giữa 2 cạnh dài tháp chung cư lớn hơn hoặc bằng 25m.
Khoảng cách giữa cạnh đầu hồi và toà nhà khác lớn hơn hoặc bằng 15m
Trường hợp các mặt nhà đối diện không mở cửa của hai nhà ở cao tầng, khoảng cách không nhỏ hơn 10,0 m. (TCVN 323: 2004)
Các quy định trên không áp dụng đối với các khối nhà ở cao tầng chung phần đế và các giải pháp tương tự.
03. Lưu ý khi thiết kế căn hộ:
Cửa vào căn hộ chung cư: Khi thiết kế chung cư không bố trí cửa vào căn hộ gần phòng rác hoặc đối diện cửa thang máy.
Không bố trí hướng mở cửa căn hộ thẳng ra trục dọc hành lang chung.
Phòng ngủ chung cư: Thiết kế phòng ngủ cần tiếp xúc với mặt thoáng khí tự nhiên.
Không bố trí phòng ngủ cạnh thang máy/ quay đầu giường vào vách thang máy.
Không bố trí đầu giường cạnh phòng vệ sinh.
Chiều cao trần căn hộ (sau khi phối hợp ME): Phòng ngủ, phòng khách , phòng ăn ≥2.7m. Bếp, Vệ sinh ≥2.4m
Cửa sổ/Vách kính: Cửa sổ đố ngang cao độ 1.4m >> tay nắm sẽ nằm ở vị trí 1.8-1.85m.
Cửa sổ hành lang nên có thêm louver để thông thoáng tự nhiên.
Lan can chung cư: Cao 1400mm (Chân lan can bê tông nên cao 100mm), Khoảng hở giữa 2 thanh thép đứng Max 100mm.
Nếu dùng lancan kính nên dùng kính dán cường lực dày > 16mm. Cần tính toán áp lực gió lên lan can.
Tham khảo thêm bài viết liên quan thiết kế chung cư: Thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình.
⤴️ CHIA SẺ & PHÁT TRIỂN 👍
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC Ý KIẾN & CHIA SẺ HỮU ÍCH CỦA BẠN
Pingback: Thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình - Quản lý thiết kế kiến trúc
Pingback: Quy trình các bước đầu tư dự án Xây dựng - Quản lý thiết kế kiến trúc