Thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình

mặt bằng căn hộ 1 phòng ngủ, mặt bằng căn hộ chung cư tối ưu. Mat Bang dien hinh can ho 1 phong ngu toi uu

Yếu tố quyết định Thiết kế mặt bằng căn hộ

Quá trình nghiên cứu phương án thiết kế nhà cao tầng thường được quyết định bởi tầng điển hình.
3 mặt bằng điển hình bao gồm: Tầng hầm – Khối đế (dịch vụ) – Khối cao tầng (tầng căn hộ điển hình), khi được nghiên cứu tốt về công năng, lưới cột, hệ thống kỹ thuật thì có thể dẫn dắt các thiết kế còn lại của dự án thành công, hạn chế xung đột và rủi ro phát sinh khi triển khai xây dựng.
Mặt bằng tầng điển hình của 3 khối này đều rất quan trọng và cần nghiên cứu song song, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết & kiến thức hạn hẹp mình chỉ đề cập đến thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình.

Các yêu cầu quan trọng mặt bằng căn hộ cần đáp ứng:

  • Tỷ lệ diện tích bán/ diện tích xây dựng tầng đạt 80~85%
  • Công năng chặt chẽ tinh gọn, ít diện tích giao thông.
  • Hướng không khí lưu thông xuyên phòng tốt. Phòng ngủ cần có mặt thoáng tiếp xúc & lưu thông khí tự nhiên.
  • Cân nhắc hệ thống kỹ thuật, vị trí giặt, phơi / sấy. Giải pháp hút mùi bếp.
  • Bố trí vật dụng linh hoạt & tiện dụng, Khoảng không gian sử dụng tối ưu.
  • Vị trí đặt cục nóng máy lạnh & phương án mặt đứng phù hợp.

Ngoài ra khi nghiên cứu lưới cột tầng căn hộ cần lưu ý ảnh hưởng của hệ cột xuống khối đế/ tầng hầm/ tầng dịch vụ.
Hệ thống kỹ thuật MEP bố trí gom và ngắn nhất, tránh chồng chéo.
Đảm bảo yêu cầu PCCC…

Cơ cấu sản phẩm căn hộ trong chung cư thường có các loại hình chính yếu:

  • Căn hộ Studio.
  • Căn hộ 1 phòng ngủ.
  • Căn hộ 2 phòng ngủ / căn hộ Dualkey.
  • Căn hộ 3 phòng ngủ/ căn duplex.
  • Căn hộ hạng sang tầng mái Penthouse.

Ngoài các loại hình căn hộ chính trên thì hiện nay đang phát triển căn hộ Dual-Key.
Tức là căn hộ sử dụng sảnh chung có thể linh động tách 1 phòng ngủ thành dạng căn studio để cho thuê hoặc gộp vào căn hộ lớn để dùng chung khi cần chuyển đổi.
Mô hình này phù hợp với chung cư nội thành, căn 2 phòng ngủ hoặc 3 phòng ngủ có thể tách 1 phòng cho thuê linh động tuỳ nhu cầu của người mua.
Mô hình căn hộ Dual-key rất tiện lợi cho các gia đình trẻ mới cưới chưa có nhu cầu sử dụng nhiều phòng ngủ nhưng dễ mở rộng trong tương lai.

Dưới đây là một số mặt bằng điển hình của căn hộ nên tham khảo:
(Các mặt bằng đang được xem xét với lưới trục 7m 4+3 và công năng tối ưu có thể linh động và dễ dàng kết hợp hệ trục khối đế. CHƯA xem xét mặt đứng hình khối công trình. Tuỳ trường hợp thực tế và nhu cầu căn hộ cụ thể để anh/chị có thể căn chỉnh lại phù hợp.)
Với lưới trục 7m ưu điểm lớn nhất là khối đế thoáng và dễ bố trí với mặt bằng Hầm đậu xe.
Đồng bộ hệ kết cấu trên trục đứng xuyên suốt, tiết kiệm không gian kết cấu kỹ thuật.

MẶT BẰNG CĂN HỘ STUDIO:

Mat bang can ho Studio toi gian tien loi
mặt bằng căn hộ Studio điển hình lưới trục 4m kết hợp 4+3 tối giản chỉ 28m2

MẶT BẰNG CĂN HỘ 1 PHÒNG NGỦ:

Căn hộ 1 phòng ngủ thường có tỷ suất lớn trong các dự án, cơ cấu sản phẩm khá cao.
Thường được sử dụng cho gia đình trẻ hoặc chụ hộ độc thân.
Do vậy thiết kế ưu tiên việc bố trí tiện nghi tạo không gian sống trẻ.

Mat Bang dien hinh can ho 1 phong ngu toi uu
mặt bằng căn hộ điển hình 1 phòng ngủ lưới trục 7m kết hợp 4+3 tối giản 49m2. Thuận tiện thiết kế khối đế bên dưới.

MẶT BẰNG CĂN HỘ 2 PHÒNG NGỦ:

Căn 2 phòng ngủ thường sẽ chiếm cơ cấu sản phẩm cao nhất với số lượng áp đảo các loại hình khác, nên mặt bằng cũng được thực hiện khá nhiều nghiên cứu tối ưu.
Đáp ứng nhu cầu về thị trường căn hộ cũng như tối ưu công năng sử dụng. Diện tích` giao thông tốt, không tạo hành lang.
Dạng mặt bằng này được mở rộng từ căn 1 phòng ngủ. Khi bố trí lên tổng thể có thể cân nhắc bố trí xen kẽ 2 loại mặt bằng này.

mat bang dien hinh can ho 2 phong ngu toi gian
mặt bằng căn hộ điển hình 2 phòng ngủ lưới trục 7m kết hợp 4+3 tối giản 70m2

Ngoài ra còn có các loại mặt bằng căn hộ 2 phòng ngủ với lưới trục khác tham khảo:

Mặt bằng căn hộ diện tích nhỏ
Mặt bằng căn hộ 2 phòng ngủ diện tích nhỏ 55~60m2 tham khảo.

 

MẶT BẰNG MÔ HÌNH CĂN HỘ DUAL-KEY:

( Mô hình căn hộ Dualkey )

mặt bằng căn hộ dual-key
Mặt bằng căn hộ dual-key linh động tách phòng cho thuê tiện lợi.
(Anh Đặng Ngọc Trung – QLTK NVL)

Mô hình căn hộ Dual-Key như có đề cập ở trên với lợi thế có thể tách 1 phòng ngủ cho thuê như 1 căn Sudio độc lập bằng cách dời/ thêm cửa để tách sảnh chung tại lối vào.
Trường hợp cần sử dụng có thể trả về căn hộ 2 phòng ngủ rất linh hoạt.
Nên rất tiện lợi cho các gia đình trẻ mới cưới chưa có nhu cầu sử dụng nhiều phòng ngủ nhưng dễ mở rộng trong tương lai. Có thể mua dự phòng & cho thuê lại tuỳ nhu cầu.
Căn hộ Dual-key đang là xu hướng lựa chọn của khách hàng trẻ, phân khúc trung cấp tiềm năng.

Các Lưu ý khác khi thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình:

Cửa vào căn hộ: Không bố trí cửa vào căn hộ gần phòng rác hoặc đối diện cửa thang máy.
Không nên bố trí hướng mở cửa căn hộ thẳng ra trục dọc hành lang chung.

Phòng ngủ: Thiết kế phòng ngủ cần tiếp xúc với mặt thoáng khí tự nhiên.
Không nên thiết kế kiểu phòng ngủ không tiếp xúc với nặt thoáng bên ngoài, dù là nhà ở xã hội hoặc công trình giá rẻ.
Không bố trí phòng ngủ cạnh thang máy/ quay đầu giường vào vách thang máy.
Không bố trí đầu giường cạnh phòng vệ sinh/ hộp gene thoát nước…

Ngoài ra còn có: Những lưu ý khi thiết kế chung cư cao tầng.

Trên đây là những nghiên cứu cá nhân về thiết kế mặt bằng căn hộ điển hình
Bài viết có kết hợp đề xuất mô hình MB căn hộ của anh Đặng Ngọc Trung.

Rất mong sự đóng góp ý kiến, chia sẻ, bổ sung của các anh chị em đồng nghiệp.

Trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục

Quy trình quản lý thiết kế xây dựng

Bài viết dưới đây chia sẻ góc nhìn về Quy trình quản lý thiết kế [...]

Mô hình phát triển dự án xây dựng đáp ứng sản phẩm thị trường

Khi bạn sản xuất một sản phẩm thương mại dù là: một cái áo, điện [...]

[Sổ tay thiết kế | 02] Những lưu ý khi thiết kế dự án thấp tầng

Dự án xây dựng thấp tầng bao gồm khu dân cư hoặc dự án resort [...]

1 Comment

Vai trò của Quản lý thiết kế trong dự án Xây dựng

Quá trình xây dựng những dự án quy mô lớn là tổ hợp các công [...]

2 Comments

[Sổ tay thiết kế | 01] Những lưu ý khi thiết kế chung cư cao tầng

Dựa trên các sai sót thường gặp trong quá trình thiết kế chung cư cao [...]

2 Comments

Nhiệm vụ thiết kế dự án xây dựng

Nhiệm vụ thiết kế là “kim chỉ Nam” định hướng thiết kế của dự án. kim [...]

Hệ thống quản lý thông tin thiết kế xây dựng

Quá trình phát triển dự án xây dựng, thông tin thiết kế cập nhật liên [...]

Quan điểm hành nghề quản lý thiết kế dự án xây dựng

Phát triển dự án thiết kế xây dựng đôi khi như là trồng cây ăn [...]

Ý nghĩa nhân văn từ cây thốt nốt

Ai đã từng trồng cây Thốt nốt, chắn chắn là người hiểu thấu đạo lý [...]

Bài viết mới cập nhật

Sự kiện diễn đàn chuyên gia kiến trúc ALP

Architecture Leader Perspective (ALP) Là sự kiện diễn đàn chuyên gia Kiến trúc thường niên [...]

Thiết kế mẫu nhà trong dự án bất động sản

Mẫu nhà trong dự án BĐS Trong phát triển dự án BĐS thì mẫu nhà [...]

Công việc từ xa và cơ hội kiến trúc sư làm việc từ xa.

Tiềm năng của kiến trúc sư làm việc từ xa: Kể từ khi COVID-19 xuất [...]

Kiến trúc sư và định hướng nghề kiến trúc

Tại Việt Nam, Kiến trúc sư được đào tạo kiến thức có thể làm rất [...]

Quy trình quản lý thiết kế xây dựng

Bài viết dưới đây chia sẻ góc nhìn về Quy trình quản lý thiết kế [...]

(AI) Trí tuệ nhân tạo và thiết kế kiến trúc

Cùng với sự ra mắt của bom tấn AI trên vai người khổng lồ công [...]