Lời mở về một loài cây Thốt nốt.
Bài viết đầu tiên trên trang nghề nghiệp của mình chọn viết về cây Thốt Nốt (palmyra palm / Borassus flabellifer).
Một loài cây bình thường và không liên quan đến thiết kế xây dựng.
Có chăng là khả năng tận dụng gỗ cây thốt nốt làm lan can nhà, cầu thang…
Mình được nghe về cây thốt nốt rất lâu rồi, vì là loài cây gắn với miền sông nước và đời sống người dân Khmer.
Cây thốt nốt mộc mạc, đứng giữa trời xanh và cánh đồng cũng như người dân xứ này vậy.
Mùa nước lên ngập miền sông nước lại thấy cây thốt nốt giữa biển nước mênh mông.
Mùa nắng khô người dân lại ngồi dưới bóng cây thốt nốt để nghỉ chân.
Quả thốt nốt được dùng làm nước mát giải khát, nấu chè, làm bánh bò hoặc chế thành đường… những thực phẩm được người dân quen dùng hàng ngày.
Thân quen là vậy, nhưng ít ai gặp được người đã trồng những cây cho bóng mát ấy.
Ngẫm nhiều hơn từ cây Thốt Nốt
Ai đã từng trồng cây Thốt nốt, chắn chắn là người hiểu thấu đạo lý làm người.
Cây Thốt nốt được gọi là cây trồng cho… đời sau.
Cây lớn từ 15~20 năm mới đạt tuổi trưởng thành để bắt đầu thu hoạch.
Đâu đó đã tương đương 1/3 đời người.
Người muốn mai sau được bóng cả mới gieo hạt sớm.
Người vì muốn con cháu mình hưởng thành quả mới trồng cây Thốt nốt này.
Bản thân mình cũng thấu hiểu rằng: Trăm năm là hữu hạn.
Giá trị vô cùng chính là giá trị nhân văn.
Trên con đường tìm kiếm thành tựu bản thân, rất nhiều khó khăn & thử thách.
Chúng ta đã – đang – sẽ làm rất nhiều điều cho bản thân, cho gia đình và xã hội như thế.
Việc xây dựng vốn là hoạt động tác động lớn đến tự nhiên.
Chúng ta tự tin là chúng ta dời non lấp biển, kiến tạo cuộc sống tốt hơn.
Nhưng bằng việc xây dựng chúng ta đang tác động và làm môi trường xấu hơn.
Tự nhiên bị xâm lấn & tổn hại nhiều hơn do đô thị hoá.
Với công nghệ Và kỹ thuật xây dựng hiện nay, hiển nhiên rằng việc xây dựng luôn làm tổn hại tự nhiên.
Mức độ tác động nhiều hay ít, tỷ lệ và khả năng tái tạo như thế nào lại tuỳ vào từng công trình và cách chúng ta thực hiện việc xây dựng.
Chúng ta vẫn tự tin là con người chinh phục tự nhiên.
Nhưng thực ra con người chỉ là một sinh vật đang nương nhờ vào tự nhiên.
“Tự nhiên” cung cấp khí thở, nơi trú ẩn và nuôi sống chúng ta.
Sự tiến hoá, cân bằng luôn hiện hữu.
Rác thải độc hại, các hợp chất độc hại nguy hiểm trong môi trường xung quanh.
Xem thêm: Xu hướng đô thị cao tầng và tác động môi trường
Con người cùng với việc xây dựng đang sống cùng với ô nhiểm, nhất là trong các thành phố lớn.
Đô thị hoá thiếu kiểm soát gây ra ngập lụt triền miên, nhiệt độ tăng cao nắng nóng kéo dài.
Thới tiết cực đoan, hạn hán. bão lũ triền miên hơn.
Bởi lẽ, khi có sự mất cân bằng thì “tự nhiên” lại tự cân bằng.
Bằng sự xê dịch địa lý lục địa, nâng hạ các đại dương [núi lửa, động đất, sóng thần…], dùng mảng khí để cân bằng các vùng khí hậu cực đoan [Bão, lụt]…. những thứ mà chúng ta quen gọi là thảm hoạ tự nhiên.
Hay bằng các sinh vật tự tiến hoá cái mà chúng ta quen gọi là dịch bệnh…
Và rồi sẽ còn rất nhiều động lực mà “tự nhiên” dùng để cân bằng Tự nhiên, dù con người có cùng tự nhiên tiến hoá và phát triển bền vững hay không.
Do vậy, ý nghĩa từ cây thốt nốt cũng nhắc mình về một cây cần trồng, cần học cách tác động tới tự nhiên.
Và cũng cân nhắc về những hạt giống… mà chúng ta muốn trồng cho thế hệ sau.
Chúng ta cần học cách phát triển bền vững với tự nhiên, trước khi tự nhiên tự cân bằng sự phát triển.
Biên giới Tây Nam bộ,
Ngày trong mùa nước nổi 09/2021.
⤴️ CHIA SẺ & PHÁT TRIỂN 👍
CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC Ý KIẾN & CHIA SẺ HỮU ÍCH CỦA BẠN
Pingback: Ý nghĩa cuộc sống | Từ tài sản đến di sản - Quản lý thiết kế kiến trúc | Phát triển dự án thiết kế xây dựng.